Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Bi kịch mẹ suýt giết con vì trầm cảm sau khi sinh: Trách ai bây giờ?

Mẹ trầm cảm sau khi sinh sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, thất vọng về bản thân, không muốn tiếp tục sống, thậm chí ghét bỏ, muốn giết hại chính đứa con mà mình vừa rứt ruột đẻ ra.

Xem thêm:

Bi kịch mẹ muốn giết con vì trầm cảm sau khi sinh

Tôi với anh kết hôn được gần 3 tháng. Vì chưa có kinh tế nên vợ chồng tính ở chung với bố mẹ và anh chị 1 thời gian, khi nào có thì dọn ra ngoài. 

Kể ra cũng hơi ngại vì anh cả lấy vợ được hơn 2 năm nhưng đến giờ mới có con, sinh hoạt trong gia đình bị xáo trộn, mọi thứ trở nên chật chội, bất tiện.

Chị dâu sinh mổ nên sức khỏe yếu, đến bữa toàn phải mang cơm lên tận phòng. Không biết do cơ địa hay vì không ăn được mấy mà chị bị ít sữa, ngày nào cũng vật vã với thằng nhỏ, quấy khóc, đòi bú. 

Đêm nào cũng thấy phòng anh chị lục đục ánh đèn, tiếng cãi vã rồi khóc lóc:

- Cô không khí nó đi, suốt ngày để nó khóc. Cô làm mẹ cái kiểu gì đấy?

- Tôi cũng có muốn thế đâu, mà không có sữa thì biết làm sao được? Anh có làm mẹ đâu mà biết? Anh tưởng tôi sung sướng lắm à?

- Cả ngày có mỗi việc trông con mà cũng không xong. Cô không sướng thì ai sướng? Thử đi làm quần quật cả ngày như tôi xem?

Sau những lời cãi vã ấy là tiếng khóc thút thít của chị dâu, thỉnh thoảng là tiếng oe oe của thằng nhỏ. Cũng khổ, từ ngày chị dâu bầu bí, yếu quá nên nghỉ việc ở nhà. Kinh tế gia đình một mình anh lo, thu nhập cũng không quá dư giả. Có lẽ vì áp lực nên anh trở nên cáu gắt hơn, chứ tính anh vốn hiền lành, lại rất thương vợ con. 

Thấy chị buồn nên thỉnh thoảng tôi cũng sang phòng nói chuyện, hỏi han nhưng chị trở nên kiệm lời hơn rất nhiều. Hỏi gì cũng chỉ cười hoặc giả vờ không nghe thấy. Nhìn chị lúc nào cũng buồn phiền, ủ rũ, ánh mắt lúc thì thất thần, lúc lại đăm chiêu như đang suy nghĩ vấn đề gì đó rất nghiêm trọng.

Tôi thấy vậy cũng hơi lo nên có nhắc khéo anh chồng là phụ nữ sau sinh tính khí thất thường, anh chịu khó quan tâm, chăm vợ nhiều hơn. Nhưng anh chỉ cười trừ cho qua.

Rồi đến 1 hôm, cả nhà được phen hú hồn khi phát hiện chị dâu định giết chết chính đứa con mình vừa dứt ruột đẻ ra.

- Cô làm gì đấy. Bỏ thằng nhỏ ra. Cô định giết nó à?

- Tôi ghét nó, tôi phải giết chết nó. Cũng tại nó mà tôi mới khổ sở như này.

Thằng bé bị siết cổ, khóc ngất lịm đi. Cũng may cả nhà thấy tiếng khóc to nên mới phát hiện và ngăn cản, đưa đi bác sĩ kịp thời. Nếu không, hậu quả sẽ thật kinh khủng. 

Còn chị dâu, sau khi tiến hành kiểm tra thì bác sĩ chẩn đoán bị trầm cảm sau khi sinh, do suy nghĩ, áp lực, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.

Kể từ sau hôm ấy, cả nhà đều nhìn chị bằng ánh mắt sắc lạnh, không cho chị lại gần con, mẹ chồng phải bế cháu và cho bú sữa ngoài. Nhưng suy cho cùng, chị đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Nếu nhận được sự quan tâm nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn từ gia đình, mọi chuyện có lẽ đã khác.

Vậy làm sao để tránh trầm cảm sau khi sinh?

Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng rất nhiều bà mẹ gặp phải: do nội tiết tố thay đổi, không được sự quan tâm, chia sẻ của người thân, gặp khó khăn khi nuôi con (con hay ốm đau, quấy khóc, không đủ sữa để bú…) từ đó khiến người mẹ căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực kéo dài, dẫn đến trầm cảm.

Hậu quả của tình trạng trầm cảm sau khi sinh vô cùng khó lường, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, khiến người mẹ suy sụp, mà còn ảnh hưởng tới việc chăm sóc con, thậm chí giết cả con đẻ của mình vì cho rằng, nó chính là nguyên nhân khiến người mẹ chịu khổ, bế tắc.
Để tránh hiện tượng trầm cảm sau khi sinh, các bà mẹ nên:

- Giữ cho tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực, lạc quan. Có con là điều tuyệt vời nhất, mang đến niềm vui, hạnh phúc chứ không phải gánh nặng.

- Hãy chia sẻ, nói chuyện nhiều hơn với người thân, người chồng để nhận sự giúp đỡ, không nên chịu đựng 1 mình cũng như tự tạo áp lực quá lớn cho bản thân.

- Chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Bên cạnh việc chăm sóc con cần dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân.

- Cuối cùng, nếu có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm (thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, mất niềm tin vào bản thân, chán chường mọi thứ….) thì cần đi khám bác sĩ hoặc gặp chuyên gia tâm lý để được điều trị sớm nhất có thể nhé! 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét